Mặt Trăng lạnh bao nhiêu độ?

Người yêu thích hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có thể ngắm "Trăng lạnh" và 3 hành tinh khác thẳng hàng bằng mắt thường vào ngày rằm 18.12.

Trăng rằm ngày 18.12 sẽ là trăng tròn dài nhất trong năm 2021. Ảnh: NASA

Theo cuốn sách thiên văn Old Farmer's Almanac, trăng rằm tháng này rơi vào ngày 18.12, được gọi là "Trăng lạnh" (Cold Moon), và nếu bạn sống ở các vĩ độ trung bình của Bắc bán cầu, thì cái tên đó không có gì là bí ẩn. Mặt trời vào thời điểm này trong năm lặn sớm và bầu trời tối dần vào khoảng 5h30 chiều. Mặt trăng chính thức tròn lúc 11h đêm.

Trăng tròn tháng 12 sẽ là trăng tròn dài nhất trong năm và là trăng tròn cuối cùng trước ngày Đông chí ở Bắc bán cầu. Ngày Đông chí sẽ đến vào 22h59 ngày 21.12, khi Bắc Cực ở độ nghiêng xa nhất - 23,5 độ - so với Mặt trời.

Thời gian của các pha Mặt trăng phụ thuộc vào vị trí của Mặt trăng so với Trái đất; trăng tròn xảy ra khi Mặt trăng nằm hoàn toàn đối diện với Trái đất so với Mặt trời.

Điều đó có nghĩa là giờ trăng tròn phụ thuộc vào múi giờ ở các nước, chẳng hạn ở Việt Nam trăng tròn vào đêm 18.12, trong khi ở Anh trăng sẽ tròn vào 4h36 sáng 19.12, còn ở Cape Town, Nam Phi là 6h35 cùng ngày 19.12.

Trăng tròn mùa đông trên dãy núi Carpathian Trung và Đông Âu. Ảnh: YouraPechkin/Getty Images

Nếu nhìn về hướng Tây Nam vào khoảng thời gian trăng tròn đêm 18.12, thì trăng tròn sẽ ở bên trái. Ba hành tinh - sao Kim, sao Thổ và sao Mộc - sẽ tạo thành một đường gần như thẳng từ Tây Nam đến Nam, đi lên với góc 45 độ so với đường chân trời, trong đó sao Mộc ở vị trí cao nhất còn sao Kim gần đường chân trời nhất.

Sao Kim sẽ chỉ cao hơn đường chân trời khoảng 10 độ tại thời điểm đó, nhưng nó sáng đến mức ngay cả trong điều kiện tương đối kém - ví dụ như cảnh quan thành phố với đèn đường - vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Sao Thổ sẽ cao khoảng 20 độ và ở bên trái sao Kim, và sao Mộc khoảng 32 độ và bên trái sao Thổ. Sao Kim là ngôi sao đầu tiên mọc vào lúc khoảng 18h40, sao Thổ theo sau lúc 19h50 tối và sao Mộc xuất hiện lúc 21h20.

Trong khi đó, theo Heavens-Above, sao Hỏa mọc vào khoảng 17h28.

Bản đồ bầu trời này hiển thị trăng tròn và các hành tinh được nhìn thấy từ thành phố New York (Mỹ) vào lúc 17h30 giờ địa phương ngày 18.12.2021. Ảnh: SkySafari

Vào thời điểm này trong tháng 12, các chòm sao mùa đông ở Bắc bán cầu rất nổi bật - ngôi sao Thiên Lang ("Dog Star" Sirius), ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm với độ sáng biểu kiến bằng -1,47 ở phía trên đường chân trời và chòm sao Lạp Hộ (Orion) ở phía đông nam. Lạp Hộ đối diện với chòm sao Kim Ngưu (Taurus), và bên trái Kim Ngưu là chòm sao Song Tử (Gemini).

Từ chòm Song Tử nhìn lên về phía Bắc có thể thấy chòm sao Ngự Phu (Auriga), Ngũ xa (Charioteer), và Capella - ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Ngự Phu.

Khi màn đêm buông xuống, các chòm sao khác trở nên rõ ràng, mặc dù chúng khó có thể nhìn thấy từ các vị trí trong thành phố. Ví dụ, Cự Giải, Con Cua, nằm ngay phía đông của Song Tử, nhưng nó mờ nhạt và khó phát hiện trong một thành phố đầy ánh sáng.

Đá Mặt trăng hé lộ thông tin quý giá về lịch sử của Mặt trăng

Đá Mặt trăng do các phi hành gia Apollo 17 thu thập - được đưa về Trái đất cách đây gần nửa thế kỷ - đã tiết lộ thông tin mới...

Ngắm mưa sao băng Geminid đẹp "nghẹt thở" rực trời đêm khắp thế giới

Những hình ảnh về mưa sao băng Geminid đã được chia sẻ từ khắp nơi trên thế giới sau đêm cực điểm 14.12.

Theo San Antonio News, mặt trăng hầu như không có bầu khí quyển, nhiệt độ dao động từ -197 đến -122 độ C, vì thế mặt trăng không thể tránh khỏi tác động của thiên thạch, bão bụi, động đất, những trận rung lắc, hiệu ứng tia gamma, bức xạ mặt trời, nhiệt độ khắc nghiệt cùng nhiều mối đe dọa khác. Chỉ một vấn đề nhỏ trên mặt trăng cũng có thể trở thành tình huống khẩn cấp. Các phi hành gia sẽ phải đợi vài tháng mới nhận được sự hỗ trợ từ Trái đất.

Vì vậy, một nhóm nhà khoa học và kỹ sư từ Đại học Texas tại San Antonio (UTSA), Đại học Purdue, Đại học Harvard, Đại học Connecticut (Mỹ) đang tìm cách cải thiện môi trường sống trên mặt trăng để phục vụ cho chương trình nghiên cứu 5 năm của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).

Là thành viên của dự án, Arturo Montoya - phó giáo sư về kỹ thuật dân dụng và môi trường của UTSA cho biết: "Chúng tôi đang phát triển các công nghệ cần thiết để sống lâu dài trên mặt trăng. Nếu tiếp tục thúc đẩy, chúng ta có thể đạt được môi trường có khả năng tự phục hồi, tự chủ, có thể thích ứng với mọi thách thức".

Trước tiên, các nhà khoa học phải dự đoán những vấn đề có thể xảy ra khi sống trên mặt trăng. Montoya cho biết: "Sẽ thế nào nếu như có hỏa hoạn? Nếu như có rò rỉ khí độc? Bạn phải lường trước những tình huống đó, ngay cả những tình huống không ai nghĩ đến, vì chưa ai từng sống trên mặt trăng cả".

Họ dự định xây dựng một mạng lưới các cảm biến phân bố khắp mặt trăng. Những cảm biến này phải đủ mạnh để phát hiện những sai lầm dù là nhỏ nhất, bởi những thiệt hại nhỏ cũng có thể gây ra hiểm họa không thể cứu vãn. Bên cạnh đó, cần có những robot hỗ trợ con người duy trì, sửa chữa căn cứ trên mặt trăng, vì các căn cứ không phải lúc nào cũng có con người hiện diện nên cần các robot làm nhiệm vụ "giữ nhà". 

Nhóm nghiên cứu đang học hỏi các hệ thống trên Trái đất, ví dụ như lưới điện, nhà máy điện hạt nhân, hệ thống tàu điện ngầm và mạng lưới thông tin liên lạc... để áp dụng vào hệ thống trên mặt trăng. Họ kết hợp mô hình vật lý và máy tính nhằm tái tạo những điều kiện không gian khắc nghiệt giống mặt trăng và gọi đó là thử nghiệm công nghệ - vật lý. Theo Montoya, phòng thử nghiệm sẽ được đặt tại Purdue (Mỹ). UTSA có nhiệm vụ xây dựng mô hình máy tính.

Nhóm nghiên cứu của Montoya đang sử dụng siêu máy tính của UTSA - được gọi là “Shamu” - để xây dựng mô hình. Ông nói: "Bạn có thể dùng mô hình này trong nhiều tình huống, ngay cả đối phó với các thiên tai trên Trái đất như bão".

Tháng trước, NASA ký hợp đồng với Astroport Space Technologies phát triển một lò đốt có thể nung chảy bụi mặt trăng và một vòi phun để tạo ra những viên gạch lồng vào nhau. Mục đích là sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng các tấm đệm hạ cánh trên mặt trăng. Các nhà khoa học đang nghiên cứu số lượng năng lượng cần thiết để chạy các lò nung trên mặt trăng và loại bụi mặt trăng nào thích hợp tạo ra gạch.