Bấm còi rú ga liên tục phạt bao nhiêu?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định 100) thì từ năm 2020 hành vi bấm còi, rú ga trong khu đô thị, khu đông dân cư sẽ bị xử lý hành chính nặng hơn so với trước đó. Đối với xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự xe gắn máy Đối với những người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi bấm còi không đúng luật cũng bị xử lý hành chính theo điểm c, Khoản 3, Điều 6 thuộc Nghị định 100. Theo đó, mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng được áp dụng đối với một trong các hành vi vi phạm: Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Bên cạnh đó, khi thực hiện hành vi bấm còi, rú ga liên tục trong khu đô thị, khu đông dân cư người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng. Trường hợp Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định cũng xe bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định tại điểm n, khoản 1, Điều 6, Nghị định 100. Chiếu theo điều khoản tương đương (điểm e, Khoản 3, Điều 6 thuộc Nghị định 46) thì mức phạt cho hành vi này không thay đổi, vẫn ở mức 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Đối với ô tô hoặc các loại phương tiện tương tự ô tô Theo đó, tại điểm b, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 100 quy định việc xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định, sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi này còn bị tước bằng lái xe từ 2-4 tháng. Đối chiếu với quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP (Nghị định 46) thì mức phạt cho hành vi này đã tăng cao hơn trước. Trước đó, mức xử phạt hành chính cho hành vi bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định chỉ ở mức 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Bên cạnh đó, cũng theo Nghị định 100 thì trường hợp bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng theo điểm g, khoản 1, Điều 5 Nghị định 100. So với quy định tại Nghị định 46 thì mức phạt cho hành vi này chỉ dừng ở 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Tại khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: nghiêm cấm hành vi bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. Đối với những trường hợp vi phạm, việc xử lý được quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019, cụ thể như sau: Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: - Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định đồng thời bị tịch thu còi vượt quá âm lượng. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông: Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe đồng thời bị tịch thu còi không đúng quy định. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng không có tác dụng. Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Vi phạm những quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng. |